Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Vấn đề của các bậc cha mẹ: Thế nào là một trường mầm non chất lượng cao?
 

Trường mầm non chất lượng cao là gì?
Một số trường tự hào về chương trình dạy học có cấu trúc cao và ưu việt, một số tự hào về sự chăm sóc chu đáo và chế độ dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của trẻ (tuy nhiên, chương trình học mang ít tính chất kích thích trí tuệ). Nhiều nơi khác lại cam kết cả hai: Chất lượng giáo dục, chất lượng chăm sóc-an toàn sức khỏe.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chỉ có một số ít trường mầm non bao gồm được cả 2 điều này. Dù nhãn hiệu trường mầm non có thế nào: mầm non chất lương cao, mầm non tiêu chuẩn quốc tế, mầm non song ngữ, hệ thống trường mầm non xuyên quốc gia... thì bạn đều có thể chạm trán những vấn đề sau: thời gian làm việc của trường kéo dài, phụ huynh không phải trả tiền khoản ngoài tiền học và tiền ăn, đó là những vấn đề tốt, nhưng hãy cân nhắc tới: đội ngũ giáo viên không được đào tạo, hoạt động của trường dưới nhiều điều kiện khó khăn (không gian, cơ sở vật chất...).
Với những sự thật như thế này quyết định đầu tiên của bạn là liệu chương trình nào sẽ tốt hơn cho bé, so với sự chăm sóc tại gia đình của bố mẹ và người thân của bé. Mục tiêu của bài báo này không phải để ủng hộ các trường mầm non nói chung, mà để giúp các bậc cha mẹ nhận ra chất lượng trường ngay từ những quan sát đầu tiên.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lý tưởng có thể sẽ có một khẩu hiệu kiểu như: "Chúng ta để trẻ em đúng ở lứa tuổi mình. Chúng ta tập trung vào giúp trẻ tự do vui chơi, khuyến khích hình thành những nhận thức trách nhiệm phù hợp lứa tuổi từ trẻ". Bài học quan trọng nhất cho bất cứ đứa trẻ nào để học đầu tiên là làm thế nào để hòa thuận với bạn bè, hợp với nhóm bạn. Về lý thuyết, giáo viên hướng dẫn trẻ học trực tiếp nên chiếm thời lượng ít nhất có thể trong một ngày của trẻ.
Sau đây là những hướng dẫn bề rộng cho đánh giá chất lượng của bất cứ chương trình nào dành cho trẻ em. Những hướng dẫn này kết hợp chặt chẽ 2 khái niệm chính: Lấy trẻ làm trung tâm và giải quyết vấn đề.
Sau khi phụ huynh đã được hướng dẫn chuyến đi đầu tiên thăm trường, hãy tổ chức vài chuyến đi bất ngờ cùng con bạn. Nếu điều này bị trường từ chối, hãy loại bỏ trường này ra khỏi danh sách trường cho con.
Lấy trẻ làm trung tâm và đánh giá 3 thành phần chính của chương trình: Đội ngũ, môi trường giáo dục và phương châm của trường.
Lấy trẻ làm trung tâm:
Một chương trình lấy trẻ làm trung tâm là chương trình có những quyết định đúng theo những nguyện vọng và lợi ích cho trẻ. Nhiều chương trình khẳng định lấy trẻ làm trung tâm, nhưng những chính sách của trường hay chương trình chăm sóc giáo dục lại lấy trung tâm từ ý muốn áp đặt của người lớn (cha mẹ, hay của giáo viên). Mỗi khía cạnh của chương trình, không kể thường diễn ra đều đặn hay ít quan trọng, nên dựa trên khả năng, mong muốn và sự khao khát hứng thú của trẻ càng nhiều càng tốt.
Giải quyết vấn đề:
Giải quyết vấn đề là cách tiếp cận cho phép trẻ phát triển sức mạnh bên trong và các kỹ năng tư duy phê phán. Giải quyết vấn đề có liên quan mọi lĩnh vực ứng xử: thể hiện cảm xúc, giải quyết sự bất đồng giữa trẻ, những giới hạn được đặt ra bởi giáo viên, và xác định những giá trị của riêng bản thân mỗi đứa trẻ. Chẳng hạn, một đứa trẻ đánh bạn là một vấn đề cần giải quyết, vấn đề này sẽ bị chấm dứt khi trẻ bị đánh hay giáo viên yêu cầu: "Dừng lại!", giáo viên cũng phải đảm bảo rằng trẻ đó thôi đánh bạn.
Tiếp cận giải quyết vấn đề là một phần không thể thiếu trên bước đường phát triển tự nhiên của trẻ, vì nó cho phép trẻ giải quyết các vấn đề theo các mức độ riêng và nhận thức trách nhiệm của mình trong những hành vi cư xử; không bao hàm phê phán, đổ nỗi, hổ thẹn hay sự trừng phạt.
Đội ngũ:
Mỗi trường chất lượng cao bắt đầu bằng một sự lãnh đạo tốt. Giám đốc trường đặt ra những tiêu chuẩn và thực hiện các mục tiêu của chương trình. Sự lãnh đạo của giám đốc được minh chứng bằng sự lựa chọn đội ngũ giáo viên, nhân viên, tỉ lệ về giáo viên trên trẻ, đào tạo hỗ trợ, khoản tiền phải trả, và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh, sự cố. Một giám đốc tốt biết mọi đứa trẻ, biết điều gì đang diễn ra trong trường hàng ngày hàng giờ, và có khả năng làm việc trong bất cứ lớp học nào.
Môi trường giáo dục:
Môi trường trong đó con bạn sẽ trải qua những ngày học tập nên được tạo lập sao cho nó truyền tải được một thông điệp rõ ràng: Đây là nơi dành cho trẻ em.
Mỗi góc chơi của môi trường được xếp đặt sao cho dội lại thông điệp đó. Trẻ nên cảm giác được an toàn, tò mò kích thích và được chào đón. Các khu vực nên được tổ chức để tạo điều kiện an toàn và chơi tích cực, tương tác xã hội, và bao gồm các khu vực không gian yên tĩnh cho trẻ đọc sách hay mơ mộng.
Đồ chơi nên được xếp đặt trên giá sao cho trẻ có thể lấy ra và đặt lại nhanh chóng, dễ dàng. Nên có vài loại thiết bị chơi trong nhà, như đường hầm, leo núi, xe đạp nhỏ... đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Giáo viên cũng là một phần của môi trường vật chất. Giám sát số lượng trẻ trong trách nhiệm quản lý lớp, khả năng của giáo viên là quan sát trẻ và đảm bảo an toàn, và cách hỗ trợ trẻ kịp thời, tự nhiên nhưng vẫn mang tính khuyến khích, không làm thay trẻ.
Phương châm:
Phương châm của bất cứ chương trình nào nên được mô tả rõ ràng trong hồ sơ thông tin hướng dẫn về trường dành cho phụ huynh, và sự đào tạo cẩn thận chu đáo cho các giáo viên mới vào trường.
Một chương trình dựa trên sự dạy trẻ về giải quyết những vấn đề của chính trẻ sẽ sử dụng những thuật ngữ như: Lắng nghe tương tác, đàm phán, đặt ra những giới hạn, đưa ra sự quả quyết, và luôn thay đổi môi trường dạy học.

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010

Bé ăn gì để thông minh vượt trội?
 

Không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gene thông minh đã sẵn có.
Ngoài ra, sự giáo dục, rèn luyện học tập cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển.
Những tiềm di truyền về gene thông minh là sẵn có ở trẻ. Thực phẩm và sự giáo dục rèn luyện chỉ mang tính hỗ trợ để phát huy những tiềm năng đã sẵn có
Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn.
Nhiều nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học thế giới cũng đã chỉ ra một số chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não ở trẻ em.
Bốn dưỡng chất quan trọng cho não
Chất đạm: đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hoá, nội tiết tố, men và vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.
Chất iốt: khi thiếu iốt thì không những lượng iốt trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ, sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ và làm xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.
Chất sắt: nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và kết quả học tập.
Các axít béo không no chuỗi dài: thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipit chính của não. Trong thời gian có thai, người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi.
Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 - 5 điểm.
Ngoài bốn chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen... cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ.
ThS.BS Lê Thị Hải
Theo Tin Tức

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

  Phòng ngủ bé gái xinh với màu hồng chủ đạo
 

Khi bạn chọn màu hồng làm chủ đạo trong phòng ngủ của bé, một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là màu sắc chung của các đồ nội thất. Những màu kết hợp hài hoà nhất với màu hồng sẽ là màu trắng, tím và đỏ. Các màu xanh và vàng nhạt chỉ nên dùng với một mật độ rất ít. Tránh sử dụng các màu tối trong những căn phòng này.
Căn phòng tiêu biểu với bộ đèn chùm đồng màu.
Một sự kết hợp tinh tế giữa tấm trải giường và rèm cửa
Thảm, chao đèn và ngay cả hộp đựng đồ trang sức cũng mang cùng một tông.
Không một bé gái nào lại có thể từ chối một căn phòng tuyệt vời như thế này
Chân tường màu đậm làm điểm nhấn quan trọng
Nếu không để ý đến chiếc lan can thì căn phòng này thật tuyệt hảo
Tủ gỗ tự nhiên là rất đẹp nhưng trông lạc lõng khi được đặt trong căn phòng này
10 bước để khởi đầu sự nghiệp Giáo dục Mầm non
 

Dành cho: giáo viên và những nhà lãnh đạo trường mầm non.
Học từ những người khác.
Lắng nghe từ nhiều cố vấn giàu kinh nghiệm. Quan sát họ xử lý các tình huống rắc rối. Xem làm thế nào họ giảm nhẹ những tình huống căng thẳng.
Mong đợi những điều tuyệt vời sẽ tới.
Hãy vui mừng với công việc của mình mỗi ngày. Người giáo viên đầu tiên của trẻ thường là người mà bé sẽ nhớ lâu nhất, rõ nhất. Bạn có thể là người đặc biệt đó trong cuộc đời của những đứa trẻ bạn dạy.
Học cách linh hoạt.
Mặc dù những đứa trẻ nhỏ cần một lịch biểu nhất quán, cho phép sự dạy dỗ linh hoạt, bất ngờ. Điều gì sẽ xảy ra nếu mưa bắt đầu rơi? Hoặc một chiếc xe ủi đang làm việc gần? Hoặc một máy bay trực thăng bay qua trên đầu? Hãy chắc chắn những điều này cũng có thể là khoảnh khắc đáng nhớ để dạy cho bé.
Để những vấn đề cá nhân của bạn ở nhà.
Bắt đầu mỗi ngày bằng những lời chào ấm áp, thân thiện cho mỗi bé tới lớp, tới trường mình. Để những vấn đề cá nhân của bạn lại sau. Một nụ cười sẽ giúp phụ huynh an tâm rằng bạn sẽ chăm sóc con của họ từ lúc bé tới lớp, cho lúc bố mẹ bé quay lại đón bé.
Duy trì môi trường sạch sẽ và sáng sủa.
Liệu trường bạn có phải là nơi lý tưởng mà nếu có con trong tuổi mầm non, bạn sẽ cho con tới học? Hãy nhìn xung quanh lớp mình, lên một danh sách những vấn đề có nguy cơ tiềm tàng. Sự phòng chống, lo xa có thể ngừa những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tôn trọng sự khác biệt cá nhân của mỗi trẻ.
Nhận ra rằng mỗi trẻ có một phương thức học khác nhau. Vài đứa trẻ học tốt nhất theo những nhận thức thị giác, ví dụ như xem những dẫn chứng. Số khác lại học qua chế độ thính giác, như nghe những sự hướng dẫn, giới thiệu. Trong khi số khác học tốt nhất theo kiểu vận động tương tác, bao gồm sử dụng tay để cảm nhận, sờ nắn, và khám phá. Những nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên hãy dậy theo chế độ mà trẻ có thể thu lại nhiều hiệu quả nhất. Đánh giá mỗi trẻ và tìm hiểu xem cách học của trẻ là chế độ nào.
Phát triển mối quan hệ gắn bó
David P. Weikart, Chủ tịch và sáng lập viên của Quỹ tài trợ High/Scope Educational Research Foundation đưa ra khuyến cáo tạo lập sự ràng buộc với các trẻ trong trường bạn. Vài đứa trẻ có thể là trẻ từ gia đình vô gia cư hay có vấn đề về thể chất. Chúng có thể biểu lộ những hành vi gây sự, những dấu hiệu rụt rè, hay hành vi gây rối. Nhận ra mối quan hệ đó có cấu trúc rõ ràng: những thói quen cố định hàng ngày, sự chia sẻ giữa giáo viên và trẻ... là quyết định then chốt để những đứa trẻ lo lắng nhất có thể trở nên an tâm, kết bạn, tự chủ với sự học tập của mình.
Không bao giờ ngừng học hỏi.
Luôn giữ suy nghĩ này trong đầu. Hãy đọc những bản báo cáo cập nhật về chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ. Thăm những trường khác để khám phá ra kỹ thuật bạn có thể sử dụng khi chăm sóc - dạy dỗ trẻ. Kiểm tra danh sách các lớp học dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo trong khu vực bạn. Xác định xem nếu tham gia khóa học đó, bạn chỉ nhằm thư giãn sau giờ làm, hay để có những bằng cấp chuyên nghiệp.
Tham gia những buổi họp, thảo luận chuyên ngành.
Điều này đặc biệt hữu ích với các hiệu trưởng, hiệu phó hay giám đốc trường. Hãy là một thành viên năng động của các tổ chức hiệp hội chuyên ngành giáo dục mầm non, điều này đem tới cho bạn một mạng lưới những cá nhân cùng mục đích, sự quan tâm. Làm việc đơn độc, bạn không thể tạo ra bất cứ sự thay đổi nào. Nhưng tập thể, tiếng nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Bạn sẽ trở nên gần gũi, quen thuộc với các loại luật mà ảnh hưởng tới trường bạn, chất lượng, chương trình phát triển phù hợp, những gợi ý cho thuê hay cho thôi việc nhân viên, mức lương trả, phúc lợi, cách lưu giữ tài liệu, thêm vào đó là vô số những vấn đề quan trọng tới sự thành công của trường bạn, chương trình.
Tạo lập môt mối quan hệ tin tưởng với những người xung quanh.
Chọn một chương trình, một ngôi trường mầm non tốt quả là điều vô cùng quan trọng với phụ huynh. Trong địa phương, cộng đồng xung quanh trường, mọi người đang nói gì về chương trình lớp bạn và trường bạn? Đội ngũ giáo viên, nhân viên có niềm nở chào mừng cha mẹ trẻ? Trẻ có hào hứng tới trường mỗi sáng? Phụ huynh có cảm giác thấy con mình đang trong một môi trường an toàn không? Hãy nghĩ về những câu hỏi này và lên danh sách các phương pháp bạn có thể cải thiện.

Tăng chiều cao cho trẻ - Cách gì?

Con trẻ "hay ăn chóng lớn", đây cũng là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ. Vậy “bí quyết" nào giúp nâng cao tầm vóc cho trẻ? Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc để tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 - 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
- Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 - 16 tuổi và con trai từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).Ăn đầy đủ chất 
dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt
Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.
Các biện pháp chăm sóc nhằm tăng trưởng chiều cao của trẻ
Một số nghiên cứu cho thấy: chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Đặc biệt nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp con bạn phát triển chiều cao:
- Biện pháp dinh dưỡng: có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho con. Vì vậy ngoài việc bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây chín, thịt, cá, trứng, sữa... khi cần bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A, D, C, nhóm B, canxi, magiê, sắt...
Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.
Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
- Biện pháp rèn luyện thể lực: sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển ttốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập.
- Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ: ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, chăn ấm, đệm êm để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.
- Chăm sóc y tế: Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có điều kiện lớn nhanh hơn.
Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), làm cho xương vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400- 700mg Ca/ngày, muốn vậy bạn cần cho con uống từ 500 - 750ml sữa mỗi ngày.
Thức ăn có nhiều canxi gồm: sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau. Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, giúp hình thành khung xương... Thiếu vitamin A trẻ bị quáng gà, chậm lớn và không cao.Thức ăn nhiều vitamin A là gan các động vật: cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào... Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như dầu gan cá thu, sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm... và da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng. Vì vậy ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều vitamin D, bạn cần cho con "tắm nắng" buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.

Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQ

Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn thế để chơi cùng con, chơi thực sự hứng thú, say sưa. Nhờ đó, bạn có thể giúp trẻ tăng chỉ số IQ đến 10 điểm.
Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho thông điệp: “Mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý”. Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Học cách chơi với con
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.
Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.
Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.
Chơi với con có ích cho cả bố mẹ
Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress… và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn.

 

Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.
Hãy để trẻ khởi xướng
Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé.
Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích” hoặc “chúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc mũ mấy chục lần rồi”. Đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi.
Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.
Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc “Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?”.
Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt
Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ”.
Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của người lớn.

 

đội ngũ giáo viên tận tình chăm sóc trẻ ,có bằng cấp ,yêu nghề mến trẻ

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

NIỀM TIN CỦA PHỤ HUYNH LÀ VINH HẠNH CỦA CHÚNG TÔI


GIO AN CUA BE

hiệu trưởng NGUYỄN VIỆT THUÝ HẰNG