Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Vấn đề của các bậc cha mẹ: Thế nào là một trường mầm non chất lượng cao?
 

Trường mầm non chất lượng cao là gì?
Một số trường tự hào về chương trình dạy học có cấu trúc cao và ưu việt, một số tự hào về sự chăm sóc chu đáo và chế độ dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của trẻ (tuy nhiên, chương trình học mang ít tính chất kích thích trí tuệ). Nhiều nơi khác lại cam kết cả hai: Chất lượng giáo dục, chất lượng chăm sóc-an toàn sức khỏe.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chỉ có một số ít trường mầm non bao gồm được cả 2 điều này. Dù nhãn hiệu trường mầm non có thế nào: mầm non chất lương cao, mầm non tiêu chuẩn quốc tế, mầm non song ngữ, hệ thống trường mầm non xuyên quốc gia... thì bạn đều có thể chạm trán những vấn đề sau: thời gian làm việc của trường kéo dài, phụ huynh không phải trả tiền khoản ngoài tiền học và tiền ăn, đó là những vấn đề tốt, nhưng hãy cân nhắc tới: đội ngũ giáo viên không được đào tạo, hoạt động của trường dưới nhiều điều kiện khó khăn (không gian, cơ sở vật chất...).
Với những sự thật như thế này quyết định đầu tiên của bạn là liệu chương trình nào sẽ tốt hơn cho bé, so với sự chăm sóc tại gia đình của bố mẹ và người thân của bé. Mục tiêu của bài báo này không phải để ủng hộ các trường mầm non nói chung, mà để giúp các bậc cha mẹ nhận ra chất lượng trường ngay từ những quan sát đầu tiên.
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lý tưởng có thể sẽ có một khẩu hiệu kiểu như: "Chúng ta để trẻ em đúng ở lứa tuổi mình. Chúng ta tập trung vào giúp trẻ tự do vui chơi, khuyến khích hình thành những nhận thức trách nhiệm phù hợp lứa tuổi từ trẻ". Bài học quan trọng nhất cho bất cứ đứa trẻ nào để học đầu tiên là làm thế nào để hòa thuận với bạn bè, hợp với nhóm bạn. Về lý thuyết, giáo viên hướng dẫn trẻ học trực tiếp nên chiếm thời lượng ít nhất có thể trong một ngày của trẻ.
Sau đây là những hướng dẫn bề rộng cho đánh giá chất lượng của bất cứ chương trình nào dành cho trẻ em. Những hướng dẫn này kết hợp chặt chẽ 2 khái niệm chính: Lấy trẻ làm trung tâm và giải quyết vấn đề.
Sau khi phụ huynh đã được hướng dẫn chuyến đi đầu tiên thăm trường, hãy tổ chức vài chuyến đi bất ngờ cùng con bạn. Nếu điều này bị trường từ chối, hãy loại bỏ trường này ra khỏi danh sách trường cho con.
Lấy trẻ làm trung tâm và đánh giá 3 thành phần chính của chương trình: Đội ngũ, môi trường giáo dục và phương châm của trường.
Lấy trẻ làm trung tâm:
Một chương trình lấy trẻ làm trung tâm là chương trình có những quyết định đúng theo những nguyện vọng và lợi ích cho trẻ. Nhiều chương trình khẳng định lấy trẻ làm trung tâm, nhưng những chính sách của trường hay chương trình chăm sóc giáo dục lại lấy trung tâm từ ý muốn áp đặt của người lớn (cha mẹ, hay của giáo viên). Mỗi khía cạnh của chương trình, không kể thường diễn ra đều đặn hay ít quan trọng, nên dựa trên khả năng, mong muốn và sự khao khát hứng thú của trẻ càng nhiều càng tốt.
Giải quyết vấn đề:
Giải quyết vấn đề là cách tiếp cận cho phép trẻ phát triển sức mạnh bên trong và các kỹ năng tư duy phê phán. Giải quyết vấn đề có liên quan mọi lĩnh vực ứng xử: thể hiện cảm xúc, giải quyết sự bất đồng giữa trẻ, những giới hạn được đặt ra bởi giáo viên, và xác định những giá trị của riêng bản thân mỗi đứa trẻ. Chẳng hạn, một đứa trẻ đánh bạn là một vấn đề cần giải quyết, vấn đề này sẽ bị chấm dứt khi trẻ bị đánh hay giáo viên yêu cầu: "Dừng lại!", giáo viên cũng phải đảm bảo rằng trẻ đó thôi đánh bạn.
Tiếp cận giải quyết vấn đề là một phần không thể thiếu trên bước đường phát triển tự nhiên của trẻ, vì nó cho phép trẻ giải quyết các vấn đề theo các mức độ riêng và nhận thức trách nhiệm của mình trong những hành vi cư xử; không bao hàm phê phán, đổ nỗi, hổ thẹn hay sự trừng phạt.
Đội ngũ:
Mỗi trường chất lượng cao bắt đầu bằng một sự lãnh đạo tốt. Giám đốc trường đặt ra những tiêu chuẩn và thực hiện các mục tiêu của chương trình. Sự lãnh đạo của giám đốc được minh chứng bằng sự lựa chọn đội ngũ giáo viên, nhân viên, tỉ lệ về giáo viên trên trẻ, đào tạo hỗ trợ, khoản tiền phải trả, và quy trình giải quyết các vấn đề phát sinh, sự cố. Một giám đốc tốt biết mọi đứa trẻ, biết điều gì đang diễn ra trong trường hàng ngày hàng giờ, và có khả năng làm việc trong bất cứ lớp học nào.
Môi trường giáo dục:
Môi trường trong đó con bạn sẽ trải qua những ngày học tập nên được tạo lập sao cho nó truyền tải được một thông điệp rõ ràng: Đây là nơi dành cho trẻ em.
Mỗi góc chơi của môi trường được xếp đặt sao cho dội lại thông điệp đó. Trẻ nên cảm giác được an toàn, tò mò kích thích và được chào đón. Các khu vực nên được tổ chức để tạo điều kiện an toàn và chơi tích cực, tương tác xã hội, và bao gồm các khu vực không gian yên tĩnh cho trẻ đọc sách hay mơ mộng.
Đồ chơi nên được xếp đặt trên giá sao cho trẻ có thể lấy ra và đặt lại nhanh chóng, dễ dàng. Nên có vài loại thiết bị chơi trong nhà, như đường hầm, leo núi, xe đạp nhỏ... đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Giáo viên cũng là một phần của môi trường vật chất. Giám sát số lượng trẻ trong trách nhiệm quản lý lớp, khả năng của giáo viên là quan sát trẻ và đảm bảo an toàn, và cách hỗ trợ trẻ kịp thời, tự nhiên nhưng vẫn mang tính khuyến khích, không làm thay trẻ.
Phương châm:
Phương châm của bất cứ chương trình nào nên được mô tả rõ ràng trong hồ sơ thông tin hướng dẫn về trường dành cho phụ huynh, và sự đào tạo cẩn thận chu đáo cho các giáo viên mới vào trường.
Một chương trình dựa trên sự dạy trẻ về giải quyết những vấn đề của chính trẻ sẽ sử dụng những thuật ngữ như: Lắng nghe tương tác, đàm phán, đặt ra những giới hạn, đưa ra sự quả quyết, và luôn thay đổi môi trường dạy học.