Hướng Dẫn Chương Trình GDMN Nhà Trẻ

PHẦN MỘT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC

I. TRẺ 12 THÁNG TUỔI
1. Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:
Trẻ trai: Cân nặng từ 8.1 đến 12.4 ( kg)
Chiều cao từ 70.7 đến 81.5 (cm)
Trẻ gái: Cân nặng từ 7.4 đến 11.6 ( kg)
Chiều cao đạt 68.6 đến 80.6(cm)
- Có thể đứng lên, ngồi xuống, đi một vài bước chập chững.
- Có thể cầm một vật chuyển từ tay này sang tay kia.
- Có thể nhặt được vật bằng các ngón tay.

2. Phát triển nhận thức
- Thích thú khi nhìn tranh ảnh, đồ chơi có màu sắc sặc sỡ
- Chỉ được một số đồ vật, đồ chơi quen thuộc khi nghe tên gọi
- Chỉ được một số bộ phận cơ thể khi nghe tên gọi
- Nhận ra người lạ, người quen.

3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nhắc lại được một số âm của người lớn
- Hiểu được câu hỏi Đâu? ở đâu?
- Nói được một vài từ.

4. Phát triển tình cảm- xã hội
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe các âm thanh khác nhau
- Bộc lộ cảm xúc với người lạ, người quen
- Bắt chước một số điệu bộ, cử chỉ, động tác của người lớn như chào, vẫy tay...

II. TRẺ 12 THÁNG TUỔI
1. Phát triển thể chất
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể:
Trẻ trai: Cân nặng từ 9.9 đến 15.2 ( kg)
Chiều cao từ 80.9 đến 94.9 ( cm)
Trẻ gái: Cân nặng 9.4 đến 14.5 ( kg)
Chiều cao từ 79.9 đến 93.3 ( cm)
- Bước lên 5 bậc cầu thang có vịn
- Xếp chồng 4 khối
- Cầm được thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước, tự đi dép...
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của cô.
- Biết thể hiện một số nhu cầu về ăn uống và vệ sinh bằng cử chỉ
- Biết một số vật dụng gây nguy hiểm.

2. Phát triển nhận thức:
- Thích chơi với các đồ chơi
- Chỉ và nói được tên đồ dùng, đồ chơi, con vật, hoa quả quen thuộc
- Biết sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi
- Biết tên của bản thân và một số người thân trong gia đình
- Chỉ và nói được tên một số bộ phận cơ thể của bản thân: mắt, mũi, tay, chân...

3. Phát triển ngôn ngữ
- Nhắc được câu 3-4 từ
- Hiểu, làm theo chỉ dẫn đơn giản của người lớn
- Trả lời được câu hỏi đơn giản như: Ai?, Cái gì? Thế nào?
- Nói được câu 3 từ

4. Phát triển tình cảm- xã hội
- Thích bắt chước một số hành động: ôm ấp, vỗ về, cho búp bê ăn...
- Thích nghe hát, nghe nhạc
- Thích xem sách, tranh ảnh có màu sắc...
- Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc: hớn hở, sợ hãi...
PHẦN 2
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
A. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các hoạt động trong ngày ở nhà trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí, sinh lí của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nề nếp, thói quen và những kĩ năng sống tích cực.
Tùy theo điều kiện thực tế địa phương, tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời gian biểu cho phù hợp, nhưng khi thực hiện cần theo các nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhịp điệu sinh học của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ.
2. Nội dung hoạt động một ngày cần phong phú, đa dạng, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ.
3. Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, giữa họat động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động chung của cả lớp và hoạt động theo nhóm, cá nhân.
4. Đảm bảo trình tự được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nề nếp và hình thành thói quen tốt ở trẻ.
5. Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt, gò bó, cứng nhắc.
6. Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ đang trong thời kì lớn lên và phát triển, phù hợp với điều kiện từng vùng miền địa phương.

C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
I. ĐÓN TRẺ
1. Trước khi đón trẻ
- Một cô đến trước chuẩn bị một số việc sau:
- Làm vệ sinh, thông thoáng phòng, sắp xếp giường chiếu ( nhiều nhóm trẻ 3-12 tháng đến là ngủ ngay)
- Chuẩn bị đồ dùng, quần áo hoặc tã lót, nước uống, nước sinh hoạt hằng ngày
- Chuẩn bị đồ chơi và góc chơi cho trẻ
- Chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón trẻ
2. Trong giờ đón trẻ
- Cần bố trí 2 cô đón trẻ thái độ vui vẻ, niềm nở. Đối với trẻ từ 7-8 tháng trở lên, cô tập cho trẻ “ ạ”, trẻ lớn hơn tập cho trẻ chào cô, chào ba mẹ.
- Cô giáo trao đổi nhanh về tình hình sức khỏe của bé, về thói quen của những trẻ mới đến nhà trẻ hoặc thông báo những điều cần thiết và nhắc nhở những quy định chung của nhà trẻ. Nếu trẻ sốt hoặc đang mắc những căn bệnh lây ( hoặc nghi ngờ trẻ đang mắc bệnh lây như sởi, thủy đậu....), cần trả trẻ lại gia đình để chăm sóc và cách li đủ thời gian theo quy định mới nhận trẻ trở lại nhóm.
- Cô quản trẻ cần bao quát được tất cả trẻ đã nhận vào nhóm
- Thời gian đầu trẻ mới đi nhà trẻ, thường hay khóc vì chưa quen cô, quen bạn. Vì vậy, một vài ngày đầu cô nên gần gũi, tiếp xúc làm quen với trẻ khi có cả cha mẹ trẻ, sau đó đón dần trẻ vào nhóm. Khi trẻ vào nhóm, cô phải nhẹ nhàng, tươi cười, dỗ dành và cho trẻ chơi đồ chơi trẻ thích. Trường hợp cá biệt trẻ khó xa rời bố mẹ, hãy cho trẻ mang một vật gì đó mà trẻ thích nhất ở nhà đến nhóm. Đến khi trẻ đã quen với sinh hoạt nhóm, cô cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích, bố trí các góc chơi hợp lí.
- Cô nắm sĩ số trẻ để theo dõi trong ngày và báo ăn
- Đối với trẻ 18- 36 tháng, cô thu dọn phòng nhóm gọn gàng để cho trẻ tập thể dục sáng, tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng, tắm không khí trong lành. Có thể cho trẻ tập ở trong nhà, hành lang, hiên nhà hoặc cho trẻ tập ngoài sân tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của phòng nhóm và thời tiết. Nên cho trẻ tập theo nhạc là tốt nhất.
  Phần ba : Hướng dẫn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
B. VỆ SINH

I. VỆ SINH CÁ NHÂN
1, Vệ sinh cá nhân trẻ
a. Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh
- Chuẩn bị đầy đủ khăn mặt đảm bảo vệ sinh( một khăn mặt/ trẻ). Chuẩn bị đủ bô, sô, chậu.
- Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay: Thùng có vòi hoặc vói nước vừa tầm tay trẻ ( nếu đựng nước vào sô hay chậu thì phải có gáo dội) . xà phòng rửa tay. Khăn khô sạch để lau tay. Xô hay chậu để hứng nước bẩn ( nếu cần )
- Chuẩn bị đủ quần áo, tã lót dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết nhất là về mùa đông. Đối với trẻ bé, hằng ngày yêu cầu cha mẹ đem theo một số khăn mùi xoa hoặc miếng vải mềm, sạch để lsau mũi cho trẻ. Nếu có điều kiện, chuẩn bị khăn giấy mềm, hợp vệ sinh để lau mũi cho trẻ.
b. Vệ sinh cho trẻ
Vệ sinh da
- Lau mặt:
+ Cô lau mặt cho trẻ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn. Khi lau chú ý dịch chuyển khăn sao cho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch. Trong quá trình lau mặt cho trẻ, các thao tác cần phải nhẹ nhàng, tránh làm trẻ đau và sợ hãi. Vừa lau mặt cho trẻ vừa trò chuyện âu yếm và nói các động tác cô đang làm để trẻ có cảm giác nhẹ nhàng.
+ Những trẻ bị chàm, mụn nhọt cần lau cho trẻ sau cùng và giặt khăn riêng để bệnh không lây lan qua trẻ khác. Trường hợp trẻ bị chảy mũi nước ( trẻ bé) cần lau ngay cho trẻ tránh để trẻ liếm mũi hoặc quệt ngang. Nhắc nhở trẻ lớn tự lấy khăn lau mũi và không bỏ vật lạ vào mũi.
+ Đối với trẻ trên 24 tháng, cho trẻ nhận biết khăn lau mặt thao đúng kí hiệu khăn của trẻ.
- Lau tay, rửa tay:
+ Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi: Cô dùng khăn ẩm, sạch lau tay cho trẻ trước và sau khi ăn. Khi tay trẻ bẩn thì phải rửa tay. Mùa đông nên dùng khăn ấm để lau.
+ Trẻ trên 18 tháng : Cô rửa tay cho trẻ dưới lòng nước chảy ( vòi nước hoặc dùng gáo dội). Cô rửa từng tay cho trẻ theo các bước sau: rửa từ cổ tay, mu bàn tay, kẽ tay, đầu ngón tay rồi rửa lòng bàn tay và ngón tay, rửa xong dùng khăn sạch lau tay cho trẻ.
+ trong khi chăm sóc vệ sinh cho trẻ, cô vừa làm vừa giải thích để trẻ hiểu tại sao phải rửa tay sạch. Trẻ trên 24 tháng, bước đầu hướng dẫn cho trẻ làm quen với cách rửa tay và tự lau tay khô.
Vệ sinh răng miệng
- Để giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, hàng ngày cô cần cho trẻ uống vài thìa nước chín để tráng miệng sau mỗi lần bú hoặc uống sữa ( đối với trẻ chưa mọc răng)
- Khi trẻ đã mọc răng, hằng ngày sau khi ăn, hướng dẫn cha mẹ lau răng, miệng cho trẻ bằng khăn sạch, mềm, có thấm nước muối loãng. Với trẻ lớn hơn có thể tập cho trẻ xúc miệng. Phối hợp với gia đình cho trẻ 3 tuổi tập đánh răng. Không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt. nên cho trẻ đánh răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời. Dạy cho trẻ có thói quen ngậm miệng khi ngủ, thở bằng mũi để miệng và răng không bị khô.
Vệ sinh quần áo, giày dép
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, khi trẻ bị nôn trớ, đại tiểu tiện ra quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều, cô cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo cho trẻ khi trời nóng, mặc thêm khi trời lạnh.
- Để chống nhiễm lạnh đôi chân của trẻ, ngoài đôi dép hay giày trẻ đi đến lớp, cần có thêm một đôi dép sạch cho trẻ đi trong lớp.
- Cô nhắc cha mẹ của trẻ đưa đủ tất, quần áo, tã lót dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. nên cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại giày dép hơi rộng hơn so với chân trẻ một chút, dép mềm, mỏng, nhẹ, dễ cởi, có quai sau cho trẻ dễ đi.
Vệ sinh khi đi bộ
- Khi trẻ ngồi vững mới bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô. Trường hợp trẻ bé mới ngồi bô, cô phải ở cạnh trẻ và dỗ dành trẻ để trẻ làm quen với việc ngồi bô. Cô cần có động tác nhẹ nhàng, thái độ dịu dàng, không quát mắng trẻ.
- Khi sắp xếp ghế bô cho trẻ ngồi cần dặt ghế bô cách nhau một khoảng cách thích hợp, không để trẻ ngồi sát nhau quá gây mất trật tự trong giờ đi bô.
- Chỉ cho ngồi bô khi trẻ cần đại tiện hoặc tiểu tiện, không cho trẻ ngồi bô hàng loạt, trẻ nào có nhu cầu thì cho ngồi bô trước. Không để trẻ ngồi bô không quá 10 phút. Trường hợp trẻ ngồi bô quá 10phút mà không đại tiện hoặc tiểu tiện phải cho trẻ đứng dậy.
- Trong khi trẻ ngồi bô, cô phải quan sát để đảm bảo trẻ không bị ngã, không để trẻ ngồi bô rồi đi làm việc khác. Không nên cho trẻ ngồi sát hẳn vào tường khi tường ẩm. Mùa đông hoặc những ngày trời lạnh phải cho trẻ đi dép hoặc kê miếng ván, trải vải hoặc thảm nilong xuống chỗ trẻ đặt chân. Cho trẻ ngồi nơi kín gió tránh gió lùa.
- Sau khi đi đại tiện cần rửa ngay cho trẻ. Cô bế trẻ, dùng tay rửa cho trẻ dưới vòi nước chảy hoặc dùng gáo để dội, rửa từ trước ra sau. Rửa xong dùng khăn khô lau cho trẻ
- Đổ bô ngay sau khi trẻ đi vệ sinh vào nơi quy định, rửa bô sạch sẽ, úp khô, phơi nắng. Sau đó cô phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi làm việc khác.

2. Vệ sinh cá nhân cô
- Cô phải giữ vệ sinh, phòng bệnh tốt để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, không làm lây lan bệnh trong nhóm và trong nhà trẻ.
a. Vệ sinh thân thể
- Giữ gìn da sạch sẽ, nhất là hai bàn tay. Khi chăm sóc trẻ, hai bàn tay cô phải uôn sạch sẽ. Cô cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho trẻ, sau khi quét rác hoặc lau nhà.
- Đầu tóc luôn gọn gàng, sạch sẽ. Không để móng tay dài khi chăm sóc trẻ.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đeo khẩu trang khi chia cơm cho trẻ, khi ho, sổ mũi,viêm họng.
b. Vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân
- Quần áo phải luôn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo công tác phải thường xuyên mặc trong quá trình chăm sóc trẻ. Không mặc trang phục công tác về gia đình hoặc ra ngoài.
- Đồ dùng cá nhân của trẻ và cô phải riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
c. Khám sức khỏe định kì
Nhà trường cần khám sức khỏe định kì và tiêm phòng dịch đầy đủ cho các giáo viên, cán bộ nhân viên. Nếu cô mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng cấp tính thì không được trực tiếp chăm sóc trẻ.
PHẦN BỐN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN


TRẺ 3-12 THÁNG

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1.1 GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
Nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe:
- Cho trẻ làm quen với chế độ ăn uống tại nhà trẻ, rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn uóng.
- Tập cho trẻ một số thói quen tốt về vệ sinh cá nhân

I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Tập cho trẻ làm quen với chế độ ăn bột tại nhà trẻ, tập một số thói quen tốt trong ăn uống.
a. Tập cho trẻ thích nghi với chế độ ăn tại nhà trẻ và đảm bảo nhu cầu bú mẹ của trẻ.
Đối với trẻ 3-6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, chế độ ăn của trẻ là sữa, những ngày đầu trẻ mới đến nhà trẻ, giáo viên cần hướng dẫn các bà mẹ sao cho để trẻ được búmẹ nhiều nhất. Trong trường hợp trẻ không có điều kiện bú mẹ như mong muốn thì cho trẻ ăn các loại sữa khác như sữa bò, sữa đậu nành...Cách cho trẻ làm quen với các loại sữa này giống nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung sẽ được trình bày dưới đây.
Đối với trẻ 6-12 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần đảm bảo nguyên tắc khi cho trẻ ăn bổ sung:
- Cho trẻ làm quen với mùi vị và đặc điểm của thức ăn ngoài sữa mẹ, khuyến khích cho trẻ tập ăn 2-3 thìa thức ăn mỗi ngày và ăn 2lần/ngày.
- Tăng dần về lượng và sự đa dạng thức ăn.
- Cách cho trẻ ăn:
 Lúc đầu cho trẻ ăn những món đơn giản( bột gạo, sữa). Cho trẻ ăn ít một, tăng dần về lượng và chất lượng. Mỗi lần chỉ cho trẻ làm quen với một loại thức ăn mới.
Cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Với nguyên tắc trên, đầu tiên nên cho trẻ ăn bột gạo nấu với sữa, lúc đầu chỉ một thìa bột gạo nấu với 4-5 thìa sữa, sau tăng dần gạo lên 3-4 thìa, khi trẻ đã ăn quen bột gạo, có thể cho trẻ ăn thêm một thức ăn mới( ví dụ: nấu bột với lòng đỏ trứng gà)c. Khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới, không nên để người lạ bón cho trẻ ăn hoặc dùng một dụng cụ khác lạ ( như thìa mới) cho trẻ ăn. Với cách thực hiện như trên, đến cuối độ tuổi trẻ sẽ được làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau của chế độ ăn bột. Cô giáo cần căn cứ vào thực tế khả năng từng trẻ mà tập và khuyến khích sự phát triển của trẻ một cách phù hợp.
- Với những trẻ biếng ăn, giáo viên có thể chia ít hơn mức bình thường một chút, nhưng phải có biện pháp khuyến khích chứ không bắt buộc. Nói chuyện với trẻ và nhìn âu yếm trẻ trong suốt thời gian ăn giúp trẻ ăn tăng dần cho tới khi đủ khẩu phần, hoặc phối hợp với cha mẹ để trẻ ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
- Không dọa nạt khi trẻ từ chối không muốn ăn hoặc khi bữa ăn kéo dài quá mức. Không cho trẻ ăn thức ăn mới khi trẻ đang ốm, mệt.
- Trong chơi- tập hay những hòan cảnh phù hợp, giáo viên cần tận dụng các tình huống để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: Khi cho trẻ ăn, uống, cô giáo có thể cho trẻ sờ vào bát, thìa, cốc, âu yếm, động viên khuyến khích những gì trẻ thực hiện được, trò chuyện với trẻ về việc cô đang làm, đồ dùng, ăn uống, thức ăn trẻ đang ăn....( ví dụ: Cô Hà xúc bột cho Bin ăn nhé! Bột trứng ngon quá, miệng Bin rất xinh, cái thìa thật khéo, Bin đã ăn hết thìa bột rồi....). Thái độ ân cần, âu yếm và vui vẻ của cô giáo cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, nhanh thích nghi với chế độ ăn bột ở nhà trẻ.
- Khi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giáo viên cần kiên trì, phối hợp với cha mẹ tập cho trẻ ăn ít một để trẻ quen dần với thức ăn mới, sau đó tăng dần số lượng, loại thức ăn. Cứ như vậy tập cho trẻ quen dần với nhiều lọai thức ăn và cách chế biến khác nhau.
b. Tập cho trẻ biết uống nước bằng chén, bước đầu hình thành một số thói quen tốt trong ăn, uống.
Trẻ từ 3-9 tháng tuổi trở lên tập cho uống nước bằng cốc, chén, dần dần trẻ có thể tự bưng cốc uống. Trong một số hoàn cảnh phù hợp, cô cần tạo các cơ hội để trẻ được quan sát, nghe cô nói và trẻ được thực hành, bước đầu hình thành thói quen tốt trong ăn, uống.
Lưu ý: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn, uống.

2. Tập cho trẻ một số thói quen tốt về vệ sinh cá nhân
Tùy theo từng thời điểm, hoàn cảnh thích hợp mà giáo viên chuẩn bị những dụng cụ, đồ dùng vệ sinh có sẵn trong lớp, chuẩn bị một số bài thơ, bài hát, tranh ảnh...Thông qua đó tập cho trẻ bước đầu có một số nề nếp tốt trong vệ sinh cá nhân ( ngồi bô, làm quen với sự sạch sẽ tay, chân, mặt, mũi ).
a. Tạo cho trẻ có thói quen ngồi bô.
- Tập cho trẻ đi bô vào những thời điểm phù hợp theo nhu cầu của trẻ để tạo thành nề nếp, có thể vào các thời điểm như: Trước và sau bữa ăn trước và sau giấc ngủ và ở một địa điểm nhất định.
- Trong giờ đi bô, cô cần hướng dẫn tỉ mỉ nhẹ nhàng cho từng cháu, tránh quát mắng trẻ.
b. Cho trẻ làm quen với sự sạch sẽ
- Trong khi lau mặt, lau tay cho trẻ, cô vừa làm vừa trò chuyện để trẻ cảm nhận được sự sạch sẽ và tạo tình cảm âu yếm giữa cô và trẻ để trẻ có cảm giác yên tâm như mẹ ở nhà.
- Nếu trẻ hay mút tay, cô có thể hạn chế thói quen trẻ mút tay bằng cách gây sự chú ý vào việc khác như đưa đồ chơi cho trẻ chơi hoặc cho trẻ xem tranh ảnh.
PHẦN NĂM
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Đánh giá là hoạt động thu thập thông tin, phân tích và so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình Chăm sóc – Giáo dục trẻ. Hoạt động đánh giá có thể do giáo viên tiến hành để tổ chức và điều chỉnh hoạt động chăm sóc – giáo dục cho phù hợp với trẻ. Hoạt động đánh giá có thể do các cấp quản lý giáo dục (Bộ, Sở, Các phòng giáo dục – đào tạo và Ban giám hiệu nhà trường) tiến hành để giám sát, thanh tra việc thực hiện chương trình Chăm sóc – giáo dục trẻ ở các nhà trẻ. Vì vậy, căn cứ vào đối tượng tham gia đánh giá (giáo viên hay cán bộ quản lý giáo dục), việc đánh giá ở nhà trẻ có thể chia ra làm hai giai đoạn:
- Đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc - giáo dục.
- Đánh giá việc thực hiện chương trình Chăm sóc – Giáo dục trẻ.

A – ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC – GIÁO DỤC
I – MỤC ĐÍCH
Hoạt động đánh giá ở nhà trẻ di giáo viên tiến hành nhằm mục đích:
- Xác định nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn những tác động chăm sóc – giáo dục thích hợp.
- Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình chăm sóc – giáo dục của mình để từ đó điểu chỉnh việc tổ chức, việc chăm sóc – giáo dục sao cho phù hợp với trẻ. Đồng thời xem xét để cải thiện tốt hơn những yếu tố có tác động đến sự phát triển của trẻ (Ví dụ: môi trường giáo dục…)
II – NỘI DUNG
Giáo viên đánh giá trẻ trong quá trình chăm sóc – giáo dục có thể chia thành hai loại:

1. Đánh giá trong các hoạt động hàng ngày
Giáo viên tiến hành đánh giá trẻ hang ngày trong quá trình chăm sóc – giáo dục. Những hoạt động trong ngày của trẻ nhà trẻ bao gồm: hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật, hoạt động chơi, hoạt động chơi – tập, hoạt động chăm sóc vệ sinh.
Khi đánh giá trẻ, giáo viên đối chiếu kết quả trẻ đạt được với mục đích, yêu cầu đặt ra, lưu ý những vấn đề trẻ chưa đạt được để điều chỉnh khi lập kế hoạch cho những hoạt động tiếp theo.
a) Các nội dung cần đánh giá
- Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ (khi mới đến lớp và trong ngày).
- Cảm xúc, hành vi và thái độ của trẻ trong các hoạt động.
- Những kiến thức và kỹ năng của trẻ
Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên xác định:
- Mức độ đạt được của trẻ so với mục đích, yêu cầu đặt ra.
- Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp theo.
- Mỗi nhóm, lớp nên có một quyển nhật ký nhóm, lớp ghi lại những điều đặc biệt hay cần quan tâm (hoặc có thể ghi vào ngay sau phần soạn/ kế hoạch hang ngày) và hồ sơ cá nhân của trẻ (nếu trẻ đã làm được những sản phẩm riêng).
b) Nhật ký nhóm/ lớp
Nhật ký nhóm/ lớp là một ký liệu quan trọng giúp:
- Giáo viên ghi nhớ những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho các hoạt động tiếp theo phù hợp với trẻ. Đồng thời, đây cũng là một tài liệu theo dõi thường xuyên về sự phát triển của các trẻ trong nhóm/ lớp.
- Các cán bộ quản lý trường có thể theo dõi, đánh giá việc chăm sóc – giáo dục trẻ trong các nhóm/ lớp, để có những tư vấn hoặc hỗ trợ cần thiết cho giáo viên.
- Phụ huynh nếu được xem xét nhật ký sẽ hiểu thêm về sự phát triển của con em mình và tin tưởng vào sự chăm sóc, theo dõi thường xuyên của giáo viên vớicon em họ.
Trong nhật ký nhóm/ lớp hàng ngày, giáo viên nên ghi lại những vấn đề sau:
+ Sĩ số lớp, lý do các cháu nghỉ.
+ Tình hình tổ chức chăm sóc – giáo dục trẻ, những lưu ý và thay đổi tiếp theo. Ví dụ: những vấn đề cô đã dạy cho nhóm, lớp trong ngày, những trẻ nào tỏ ra nắm tốt hay chưa nắm được vấn đề đó. Cần thay đổi gì về nội dung, phương pháp để giúp trẻ nắm tốt vấn đề hơn.
+ Tình hình trẻ trong ngày (những sự kiện đặc biệt, phân tích, kế hoạch, biện pháp giáo dục tiếp theo).
Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện nhóm/ lớp còn rất đông trẻ và điều kiện nhiều nơi còn khó khăn, nên tùy theo yêu cầu của mỗi địa phương mà các nhóm/ lớp có thể có hình thức ghi chép phù hợp sao cho vẫn đảm bảo yêu cầu về đánh giá trẻ.
c) Hồ sơ cá nhân trẻ
- Hồ sơ cá nhân trẻ là một dạng tư liệu để đánh giá về sự tiến bộ của trẻ một cách có căn cứ.
- Hồ sơ cá nhân trẻ bao gồm các sản phẩm viết, vẽ, xé, dán… cũng như các tài liệu tương tự khác do trẻ tự làm (có thể cả những nhận xét, đánh giá của giáo viên về sản phẩm đó) thể hiện sự tiến bộ của trẻ trong suốt một năm học. Hồ sơ cá nhân của từng trẻ được giáo viên thu thập từ đầu cho đến cuối năm học.
- Mỗi hồ sơ cá nhân có thể được đựng trong một túi riêng (làm bằng bìa hay nilon…) hoặc có thể được kẹp thành từng kẹp riêng để trong một hộp hay cặp tài liệu nhiều ngăn. Hồ sơ cá nhân nên được xếp thành từng loại (loại bài viết, loại bài vẽ, loại bài xé, dán, nếu có điều kiện có thể lưu cả ảnh chụp những hoạt động hoặc sản phẩm của trẻ…) và mỗi loại cũng nên được sắp xếp theo trình tự thời gian để dễ thấy sự tiến bộ của trẻ. Tất cả hồ sơ cá nhân của trẻ trong nhóm, lớp nên để cùng một chỗ và được sắp xếp sao cho dễ quản lý và sử dụng.
- Thỉnh thoảng, giáo viên có thể xem lại những hồ sơ đó để thảo luận với đồng nghiệp hoặc phụ huynh về những khó khăn mà trẻ gặp phải, những ý tưởng, những kế hoạch sẽ làm tiếp theo. Giáo viên có thể đưa cho phụ huynh xem hồ sơ của trẻ để gia đình cùng phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.

2. Đánh giá theo giai đoạn
- Giáo viên sử dụng các chỉ số đánh giá về sự phát triển của trẻ sau mỗi giai đoạn (6, 12, 24, 36 tháng tuổi) để đánh giá từng trẻ.
- Đối với trẻ nhà trẻ, việc đánh giá trẻ không diễn ra cùng một lúc vào cuối học kỳ hay cuối năm học, mà giáo viên tiến hành đánh giá thường xuyên hàng tháng bằng cách: mỗi tháng giáo viên lập danh sách các trẻ tròn 6, 12, 24, 36 tháng tuổi, rồi dùng các chỉ số đánh giá tương ứng với tháng tuổi của trẻ (xem ở phần IV) để đánh giá xem trẻ nào đã đạt hay chưa đạt được các chỉ số đó. Sau đó giáo viên ghi vào “Bảng kết quả đánh giá trẻ hàng tháng” để theo dõi hay thông báo cho phụ huynh biết. Trong “Bảng kết quả đánh giá trẻ” (đối với trẻ kết thúc một giai đoạn phát triển) với những trẻ chưa đạt ở một số chỉ số thuộc lĩnh vực nào đó (nhận thức, ngôn ngữ…), giáo viên cần đưa ra những biện pháp chăm sóc – giáo dục cụ thể, thích hợp để kích thích sự phát triển của trẻ về lĩnh vực này, đồng thời giáo viên cũng nên trao đổi với phụ huynh các biên pháp cần thiết đẻ phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
PHẦN SÁU
SỰ THAM GIA, PHỐI HỢP CỦA GIA ĐÌNH
VÀ CỘNG ĐỒNG VỚI TRƯỜNG MẦM NON
TRONG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRẺ
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em được chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình, các nhà giáo dục và cộng đồng. Trường mần non chia sẻ trách nhiệm với gia đình, cộng đồng để thúc đẩu và tạo điều kiện tối ưu cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ em.

I – SỰ PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG MẦN NON VỚI GIA ĐÌNH

1. Nội dung phối hợp giữa trường mần non và gia đình
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ em ở trường mần non, nhà trường và nhóm trẻ cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Có thể nên lên một số nội dung phối hợp sau đây:
1.1. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, các cô giáo cần hướng dẫn cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải đặc biệt chú trọng khâu chăm sóc trẻ: chăm sóc trẻ ăn, ngủ đúng chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của từng độ tuổi, tạo cho trẻ luôn có trạng thái vui vẻ. Đối với trẻ càng nhỏ, càng cần tạo sự tiếp xúc da thịt thường xuyên để trẻ cảm nhận được tình cảm gắn bó và an toàn, đồng thời phát hiện sớm những thay đổi tâm – sinh lý bất bình thường ở trẻ để có thể chẩn trị va can thiệp sớm.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ.
- Đóng góp tiền ăn, các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường.
1.2. Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhóm.
- Tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình. Để làm tốt điều này, nhà trường cần tuyên truyền để cha mẹ hiểu rằng tác động giáo dục bắt đầu ngay từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh đã có khả năng nghe, nhìn, cảm nhận. Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên ôm ấp, âu yếm, trò chuyện, tiếp xúc qua da với trẻ để tạo cho trẻ cảm giác yên ổn, vui vẻ là tiền đề cho trẻ trở nên tự tin. 3 năm đầu tiên là cơ hội cho cả cuộc đời của trẻ, vì vậy tác động giáo dục 3 năm đầu của cuộc đời có tính chất quyết định cho các giai đoạn phát triển sau. Cha mẹ và những người chăm sóc – giáo dục trẻ cần tranh thủ cơ hội này để giao tiếp, chơi với trẻ, cho trẻ được hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của trẻ ở giai đoạn này.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo, tự tin và luôn được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ.
- Chú ý luôn cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam giới (ông, bố, anh, chú, bác) tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
- Coi trọng việc phát hiện và can thiệp sớm: Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, vấn đề phát hiện sớm những sự phát triển không bình thường là cực kỳ quan trọng. Chính vì được phát hiện sớm mà nhiều khuyết tật của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp và giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ, những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.
Ví dụ: khi thấy trẻ có những biểu hiện như: “Trẻ không mỉm cười lúc 2 tháng tuổi, không chú ý và không có phản xạ với các âm thanh, không nhìn theo vật chuyển động lúc 3 tháng tuổi, người trẻ mềm oặt như búp bê vải, mắt luôn bị chảy nước hoặc bị lác trong hoặc lác ngoài, không cười thành tiếng lúc 7, 8 tháng tuổi, lúc 2 tuổi không biết làm theo những chỉ dẫn đơn giản, không nói được câu 2 từ…” thì bố mẹ và cô giáo cần tìm đến sự tư vấn của các nhà chuyên môn để có những chẩn trị và can thiệp sớm, kịp thời đối với trẻ.
- Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: Đối với trẻ nhỏ, nếu lần đầu tiên trẻ đến nhà trẻ thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với ba mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó với nhau gần như suốt ngày, còn đến trường đứa trẻ phải vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo viên cần tư vấn cho bố mẹ, các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp, cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy ở nhóm, lớp cũng như ở nhà. Khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường. Lúc về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn (nếu bé kể), hoặc hỏi han về trẻ nhừng gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết trao đổi với giáo viên những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính… để giáo viên có biện pháp chăm sóc – giáo dục phù hợp.
1.3. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc – giáo dục trẻ của trường, nhóm trẻ
- Tham gia cùng với ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc – giáo dục:
+ Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hang ngày, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ.
+ Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ. Đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc – giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn.
- Đóng góp ý kiến về các mặt khác như: môi trường trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhóm, lớp, thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh.
1.4. Tham gia xây dựng cơ sở vật chất
- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Đóng góp xây dựng, cải tạo trường, nhóm, công trình vệ sinh theo quy định và theo thỏa thuận.
- Đóng góp những hiện vật cho nhóm, lớp hoặc trường mần non như bàn, ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành.

2. Hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình
- Qua bảng thông báo hoặc qua góc “Tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà trường hoặc của mỗi nhóm, lớp: thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình, hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Trao đổi thường xuyên, hang ngày trong các giờ đón, trả trẻ.
- Tổ chức họp phụ huynh định kỳ (3 lần/ 1 năm) để thông báo cho gia đình những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường (họp đầu năm) hoặc kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ cho cha mẹ.
- Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục theo chuyên đề đặc biệt hoặc khi có bệnh dịch.
- Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
- Thông qua các hội thi, hoạt động văn hóa văn nghệ.
- Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.
- Hòm thư cha mẹ.
- Phụ huynh tham quan hoạt động của trường mần non.
- Thông qua các phương tiện truyền tin đại chúng (đài truyền hình, truyền thanh…).